
V-League cần minh bạch hơn nữa để bảo đảm quyền lợi cho tất cả
Tết Nguyên đán là dịp tụ họp, vui vẻ cùng những điều tươi mới, sáng sủa nhưng ở đâu đó vẫn còn một góc khuất, nơi bóng tối đang len lỏi với việc CLB SHB Đà Nẵng tự ý “đi đêm” với cầu thủ mà không cần người đại diện. Điều này có thể làm xấu đi hình ảnh của V-League
Bốc phốt nhau ngay trên mạng
Vào những ngày Tết đến xuân về, để hòa vào niềm vui của năm mới thì bóng đá Việt Nam, cụ thể là V-League đã đóng góp một câu chuyện cũng hấp dẫn và giật gân không kém gì những thỏi pháo ngày Tết được đốt rầm vang. Thông tin từ một nhà cựu môi giới các ngoại binh sang Việt Nam thi đấu, ông Nguyễn Minh Châu. Ông này tiết lộ rằng có một đội bóng tên tuổi ở V-league đã lén “đi đêm” để chèo kéo cầu thủ mà không cần người đại diện.
Ông Châu nói như sau: “V-League nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng đang cải cách tốt hơn từng ngày nhưng có vẻ một vài câu lạc bộ không muốn điều đó.” Ông Châu sau đó cũng không ngần ngại chỉ đích danh CLB SHB Đà Nẵng chính là cái tên mà mình nhắc đêm trong các vụ “đi đêm” với cầu thủ. Chính vì quá bức xúc nên vị cựu môi giới cầu thủ này quyết định công khai mọi thứ trên mạng xã hội cũng như các mặt báo.

Giống với các giải bóng đá khác thì V-League cũng không thoát khỏi nạn “đi đêm”, ký kết hợp đồng trái phép với các cầu thủ. Không chỉ SHB Đà Nẵng mà CLB Sài Gòn cũng từng qua lại lén lút với tiền đạo Nsi dù cho khi đó anh đang thi đấu cho Cần Thơ vào năm 2018. Sự việc đó đã được thu xếp êm xui với án phạt cấm thi đấu dành cho cầu thủ này. Nhưng cũng chính anh cũng lại tại phạm vào năm 2019 khi “đi đêm” với Nam Định dù cho còn đang là cầu thru của CLB Sài Gòn
Ông Châu phát biểu thêm về vụ việc này: “Không chỉ các cầu thủ mà các câu lạc bộ cũng phải gánh chịu hình phạt bởi họ là những người khơi mào trước cho những việc như thế này.”
V-League cũng từng rúng động với không chỉ Nsi mà còn có cả tiền đạo Eydison và cả các huấn luyện viên ngoại quốc. Huấn luyện viên Petrovic cũng đã từng “đi đêm” với CLB Thanh Hóa khi không có mặt người đại diện Jernej Kamensek của mình. Đó chỉ là một vài thương vụ lén lút nổi bật và vẫn còn đó rất nhiều nữa. V-League cần phải nhanh chóng hành động và có những điều chỉnh kịp thời để tránh tình trạng lặp lại vấn nạn “đi đêm” này.
Nguyên nhân dẫn đến việc “đi đêm”

Theo khảo sát thì nguyên nhân dẫn đến việc các cầu thủ “đi đêm” là vì các cầu thủ, đặc biệt là ngoại binh thường không được ký hợp đồng lâu dài với đội bóng và quyền lợi của họ khó được đảm bảo. Thêm vào đó, những người đại diện của họ thường không thể bảo vệ được quyền lợi cho cầu thủ của mình.
Một nguyên nhân khác nữa là vì các CLB không muốn chi thêm tiền hoa hồng cho những người đại diện của các cầu thủ. Đối với các cầu thủ ngôi sao thì con số của phí dành cho người đại diện cũng khá cao. Chúng ta có thể thấy rõ qua các môi trường bóng đá nước ngoài như thương vụ Erling Haaland khi siêu cò Raiola hét giá “trên trời” với mức phí dành cho người đại diện rất cao.
Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân như việc các câu lạc bộ muốn thúc đẩy nhanh hơn các thương vụ và có thể dễ dàng nắm thóp các cầu thủ từ đó đưa ra các thỏa thuận có lợi hơn cho đội bóng.
“Có lửa thì mới có khói” nên phải có nguyên nhân thì việc “đi đêm” mới xảy ra tuy nhiên trong công việc thì nên minh bạch, rõ ràng. Vì vậy, V-League cần chú trọng đến vấn đề này và có những sửa đổi hợp lý nhằm nâng tầm giải đấu không chỉ ở mặt chuyên môn mà còn ở vẻ ngoài.